‘Tuần lễ tiền số’ tại Mỹ: Cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ và thỏa thuận bất ngờ

‘Tuần lễ tiền số’ tại Mỹ: Cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ và thỏa thuận bất ngờ
‘Tuần lễ tiền số’ tại Mỹ: Cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ và thỏa thuận bất ngờ

Cuộc bỏ phiếu thủ tục để quyết định số phận của ba dự luật về quản lý tài sản mã hóa quan trọng đã kéo dài hơn 9 giờ đồng hồ, trở thành cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ.

Chiến thắng sau 9 giờ căng thẳng

Việc kéo dài đến 9 giờ cho thấy mức độ căng thẳng diễn ra bên trong hội trường Hạ viện Mỹ. Cuối cùng, vào buổi trưa thứ Năm (ngày 17/7 theo giờ VIệt Nam), cuộc bỏ phiếu đã thông qua với tỷ số sát sao 217-212, mở đường cho việc tranh luận và bỏ phiếu chính thức về ba dự luật tiền số quan trọng: Đạo luật CLARITY (về cơ cấu thị trường), Đạo luật GENIUS (về quy định stablecoin) và Đạo luật Chống Giám sát CBDC.

Bí mật đằng sau thành công này nằm ở một thỏa thuận chính trị khéo léo do Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steve Scalise thực hiện. Thay vì để nhóm Freedom Caucus tiếp tục “cố thủ” với yêu cầu về CBDC, Scalise đã đề xuất một giải pháp “win-win”: chuyển lệnh cấm CBDC sang Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA).

Video đang HOT

Đây là một nước đi thông minh vì NDAA là dự luật “bắt buộc phải thông qua” hàng năm của Quốc hội Mỹ để cấp ngân sách cho quốc phòng. Trong suốt lịch sử, NDAA chưa bao giờ bị từ chối, có nghĩa là lệnh cấm CBDC sẽ có cơ hội thành công cao hơn nhiều khi được “gắn” vào dự luật này.

Theo báo cáo từ PunchBowl News, Scalise đã thông báo rằng Hạ viện sẽ bỏ phiếu riêng biệt về Đạo luật GENIUS và Đạo luật CLARITY sớm nhất vào ngày 17/7. Tuy nhiên, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết, các cuộc bỏ phiếu về những dự luật khác ngoài GENIUS có thể bị hoãn đến ngày 18/7 hoặc tuần sau.

Bài viết liên quan  Về nhà sau ca trực muộn, vợ sững sờ thấy chồng ôm bồ ngủ tít, cô lẳng lặng lấy ghế ngồi chờ và cái kết hả dạ

Dân biểu Tim Burchett từ Tennessee đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông điệp từ ban lãnh đạo đến các thành viên “cầm cự”. Trong một video đăng trên mạng xã hội X, Burchett đã giải thích rằng, các cuộc đàm phán đã tập trung vào việc chuyển lệnh cấm CBDC sang NDAA.

Ông cũng nhấn mạnh một điểm quan trọng: “Nếu họ điều chỉnh Đạo luật GENIUS, họ sẽ giết chết dự luật nếu nó phải quay lại Thượng viện”. Điều này cho thấy, sự hiểu biết sâu sắc về quy trình lập pháp và tầm quan trọng của việc giữ nguyên nội dung dự luật để tránh phải qua vòng đàm phán mới.

Thách thức phía trước

Mặc dù đã vượt qua “ải” Hạ viện, các dự luật vẫn phải đối mặt với những thách thức ở Thượng viện. Đạo luật CLARITY sẽ cần sự ủng hộ từ ít nhất 60 thượng nghị sĩ để vượt qua filibuster – một quy tắc cho phép các thượng nghị sĩ kéo dài tranh luận để trì hoãn hoặc ngăn chặn việc bỏ phiếu về một vấn đề và có thể được sử dụng để bảo vệ quyền của thiểu số.

Tuy nhiên, Đạo luật GENIUS có vị thế đặc biệt vì nó đã được Thượng viện soạn thảo và thông qua từ trước. Điều này có nghĩa là nếu Hạ viện thông qua mà không có sửa đổi nào, dự luật sẽ đi thẳng đến bàn làm việc của Tổng thống Trump để ký, đúng như mong muốn của ông.

Bài viết liên quan  Người phụ nữ 67 tuổi t-ử vong khi đang rửa bát, bác sĩ khuyến cáo: 3 điều cấm kỵ khi người cao tuổi làm việc nhà

Việc vượt qua được cuộc bỏ phiếu thủ tục đã tạo ra làn sóng lạc quan trong cộng đồng tiền số. Mặc dù đây chỉ mới là bước đầu tiên và các dự luật vẫn cần được bỏ phiếu chính thức, nhưng việc “phá vỡ” được thế bế tắc đã cho thấy động lực chính trị mạnh mẽ đằng sau việc hợp pháp hóa các quy định về quản lý tài sản mã hóa.

Đặc biệt, với cam kết của Tổng thống Trump về việc biến Mỹ thành “thủ đô tiền số của thế giới ”, việc thông qua các dự luật này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho Mỹ so với các khu vực khác như EU (với MiCA) hay Singapore.

Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên

Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất, qua đó mở đường cho khả năng văn kiện này sẽ được thông qua tại Hạ viện ngay trong tuần này.

Người tiêu dùng mua sắm tại trung tâm thương mại ở New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Với tỉ lệ sít sao 17-16, dự luật đã được thông qua tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện. Đây được đánh giá là chiến thắng lớn đối với Tổng thống Trump và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi dự luật này đã không thể vượt qua được cuộc bỏ phiếu tương tự ngày 16/5 vừa qua do sự phản đối của một số nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa theo đường lối cứng rắn tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện.

Bài viết liên quan  Con trai bật khóc nức nở khi vô tình lái ô tô đâm mẹ tử vong

Tâm điểm tranh cãi chính là đề xuất cắt giảm sâu chương trình Medicaid – hệ thống bảo hiểm y tế dành cho người thu nhập thấp – và việc bãi bỏ các khoản tín dụng thuế cho năng lượng xanh. Theo đề xuất, khoảng 8,6 triệu người có thể mất quyền tiếp cận Medicaid, điều khiến một số thượng nghị sĩ Cộng hòa ôn hòa lo ngại về tác động tiêu cực đến cử tri của họ.

Theo giới phân tích, dự luật sẽ gia hạn các khoản cắt giảm thuế năm 2017 – thành tựu lập pháp nổi bật trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Trump. Điều này có thể khiến các khoản nợ công của Mỹ tăng lên từ 3.000 tỷ đến 5.000 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Hiện tại, nợ quốc gia Mỹ đã đạt mức 36.200 tỷ USD và được dự báo sẽ lên tới 134% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2035. Đây là lý do khiến Moody’s – cơ quan xếp hạng tín dụng cuối cùng còn giữ mức tín nhiệm cao với Mỹ – hạ bậc xếp hạng của nước này vào ngày 16/5.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/tuan-le-tien-so-tai-my-cuoc-bo-phieu-dai-nhat-trong-lich-su-ha-vien-my-va-thoa-thuan-bat-ngo-20250717i7489184/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzE3fDIwOjU5OjE4