
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã úp mở rằng ông sẽ nối lại các cuộc đàm phán nhằm duy trì những hạn chế hiện tại đối với vũ khí hạt nhân với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Washington Post).
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới, hay còn gọi là New START, được Mỹ và Nga ký kết vào tháng 4/2010, sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2026.
Phát biểu với phóng viên bên ngoài Nhà Trắng hôm 25/7 về hiệp ước này, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Đó không phải là một thỏa thuận mà bạn muốn để nó hết hạn. Chúng tôi đang bắt đầu làm việc về vấn đề đó”.
Ông nhấn mạnh: “Khi bạn gỡ bỏ các hạn chế hạt nhân, đó là một vấn đề lớn”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đầu năm nay cho biết “đối thoại giữa Nga và Mỹ về kiểm soát vũ khí là cần thiết, đặc biệt liên quan đến ổn định chiến lược”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều đó sẽ đòi hỏi “một mức độ tin cậy phù hợp” khi quan hệ song phương được bình thường hóa.
Hiệp ước New START được ký kết vào năm 2010. Tuy nhiên, sau đó, quan hệ giữa hai nước suy giảm nghiêm trọng do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và xung đột ở Ukraine.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987 với Nga, vốn cấm các loại tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km, cũng như Hiệp ước Bầu trời Mở năm 1992, cho phép các chuyến bay trinh sát trên lãnh thổ của nhau.
Nga cũng rút khỏi các hiệp ước này và cáo buộc Mỹ đang phá vỡ hệ thống kiểm soát vũ khí toàn cầu.
Điện Kremlin bình luận về khả năng tổ chức thượng đỉnh Nga – Ukraine trong 30 ngày tới
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 25/7 cho biết khả năng diễn ra cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong vòng 30 ngày tới là “khó xảy ra”.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh tư liệu: IRNA/TTXVN
Theo hãng thông tấn Ria Novosti, tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh thời hạn 50 ngày do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra đang đến gần.
Trước đó, theo đài RT (Nga), khi được hỏi về các bước cần thiết để ông Putin và ông Zelensky ngồi lại với nhau, ông Trump khẳng định cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Ukraine “sẽ diễn ra”.
“Điều đó sẽ xảy ra, dù đáng lẽ đã phải diễn ra từ ba tháng trước. Song nó sẽ xảy ra”, ông Trump nói, song không công bố thời gian cụ thể.
Tổng thống Mỹ đã thúc đẩy tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Đầu tháng 7, ông từng đe dọa áp đặt mức thuế quan thứ cấp lên tới 100% đối với các đối tác thương mại của Nga nếu không có thỏa thuận trong vòng 50 ngày, tức vào đầu tháng 9 tới.
Tuy nhiên, ông Peskov nhấn mạnh một cuộc gặp cấp cao chỉ nên diễn ra khi các điều kiện và nội dung của thỏa thuận hòa bình đã được xác lập rõ ràng thông qua công tác chuẩn bị kỹ lưỡng của các nhóm chuyên gia.
“Không thể hoàn thành điều đó trong vòng 30 ngày”, ông nói.
Theo Người phát ngôn Điện Kremlin, quan điểm của Moskva đã được trình bày rõ trong bản ghi nhớ gửi phái đoàn Ukraine tại vòng đàm phán thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hiện tại “hai bên đang gần như đối lập hoàn toàn”. Ông đánh giá “rất khó dung hòa những khác biệt này trong thời gian ngắn” và điều đó đòi hỏi “một quá trình ngoại giao phức tạp và kéo dài”.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky nhiều lần kêu gọi tổ chức một cuộc gặp trực tiếp với ông Putin. Các nhà đàm phán Ukraine cũng đề xuất ý tưởng này trong các cuộc đàm phán song phương tại Istanbul gần đây, xem hội nghị thượng đỉnh này là bước cần thiết để chấm dứt giao tranh.
Ông Rustem Umerov – Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán của Kiev – cho biết tại vòng đàm phán thứ ba, phía Ukraine đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo trước cuối tháng 8, nhưng Moskva vẫn chưa có phản hồi tích cực.
Tại cuộc họp báo ngày 14/7 cùng Tổng Thư ký NATO Mark Rutte tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump bày tỏ thất vọng về tiến triển của các cuộc đàm phán và kỳ vọng hai bên đã đạt được thỏa thuận từ nhiều tháng trước.
Phía Moskva khẳng định sẵn sàng giải quyết bằng biện pháp ngoại giao, nhưng nhấn mạnh phải giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột và các mối lo ngại về an ninh. Moskva đề cao sự trung lập của Ukraine, công nhận “thực tế lãnh thổ trên thực địa”, đồng thời yêu cầu phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine.
Nguồn: https://vietgiaitri.com/tong-thong-trump-muon-dam-phan-hat-nhan-voi-nga-20250726i7496152/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzI2fDIwOjM0OjI5