Kinh hoàng: Lưu lượng lũ về hồ Bản Vẽ với tần suất 5.000 năm mới xảy ra 1 lần, tỉnh Nghệ An báo động 14 xã

Kinh hoàng: Lưu lượng lũ về hồ Bản Vẽ với tần suất 5.000 năm mới xảy ra 1 lần, tỉnh Nghệ An báo động 14 xã
Kinh hoàng: Lưu lượng lũ về hồ Bản Vẽ với tần suất 5.000 năm mới xảy ra 1 lần, tỉnh Nghệ An báo động 14 xã

Lúc 21h ngày 22/7, lưu lượng về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10.500m3/s (tần suất 0,02%, tức là 5000 năm mới xảy ra một lần).

Theo báo Dân Việt ngày 23/7 có bài Kinh hoàng: Lưu lượng lũ về hồ Bản Vẽ với tần suất 5.000 năm mới xảy ra 1 lần, tỉnh Nghệ An báo động 14 xã. Nội dung như sau:

Theo thông báo của UBND tỉnh Nghệ An, vào lúc 21h ngày 22/7, lưu lượng về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10.500m3/s (tần suất 0,02%, tức là 5000 năm mới xảy ra một lần).

Hiện, hồ thủy điện Bản Vẽ đang tiến hành cắt, giảm lũ với lưu lượng xả xuống hạ du là 1.727m3/s và sẽ tăng nhanh trong thời gian tới.

Trước diễn biến trên, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các địa phương ở hạ du thủy điện Bản Vẽ khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn.

Giữ thông tin liên lạc thông suốt, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCCT – TKKN và PTDS tỉnh và các cơ quan liên quan khi có tình huống, sự cố xảy ra.

Cũng trong ngày 22/7, Công ty Thủy điện Bản Vẽ phát đi thông báo kế hoạch vận hành hồ chứa cắt giảm lũ cho hạ du.

Theo kế hoạch, Công ty sẽ bắt đầu mở tràn từ 16h chiều 22/7, với tổng lưu lượng xả (bao gồm lưu lượng xả qua tổ máy phát điện và qua tràn) từ 300-1.600m3/s, tùy thuộc vào lưu lượng lũ về hồ.

Trước đó, lúc 9h sáng 22/7, lưu lượng nước về hồ Bản Vẽ là 1.436m3/s; mực nước hồ đạt 189,5m; lưu lượng xả qua tổ máy là 129m3/s.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Nghệ An, lưu lượng nước lũ lớn nhất đổ về hồ Bản Vẽ trong 24h tới có thể lên tới 3.000m3/s.

Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ có diện tích mặt nước hơn 5.000ha, với tổng dung tích chứa lên tới 1,83 tỉ m3.

Bài viết liên quan  Hai loại lá ‘xin được không mất tiền’ đem phơi khô là dược liệu vàng giúp hạ đường huyết, mát gan, ở Việt Nam có nhiều

Lúc 21h ngày 22/7, lưu lượng về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) đạt 9.543m3/s, gần đạt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10.500m3/s (tần suất 0,02%, tức là 5000 năm mới xảy ra một lần).

Sáng nay 23/7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký công điện của Thủ tướng về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả (Nghệ An).

Theo thông tin từ giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía tây của tỉnh Nghệ An với lượng mưa phổ biến từ 120 – 200mm, nhiều nơi trên 300mm (trong 24 giờ qua), đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.

Lưu lượng dòng chảy lũ về hồ thủy điện Bản Vẽ ở mức rất cao (lưu lượng lũ đến hồ lúc 22h45 ngày 22-7 năm 2025 là 10.044 m³/s, vượt lưu lượng lũ thiết kế 7.770m³/s.

Mực nước thượng lưu hồ đang tăng rất nhanh, có nguy cơ vượt mực nước dâng bình thường vào sáng ngày 23-7, nguy cơ rất cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các sườn dốc, ven sông suối, ngập lụt sâu tại các khu vực thấp trũng.

Lúc 6h15 sáng nay, thông tin từ hệ thống giám sát mực nước các hồ thủy điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam cho thấy lưu lượng nước về hồ thủy điện Bản Vẽ khoảng 8.065m³/s, mực nước hồ đạt 199,3m (mực nước dâng bình thường 200m) và đang xả với tổng lưu lượng 3.915m m³/s (trong đó có 6 cửa xả mặt).

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, an toàn công trình đê điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là đập thủy điện Bản Vẽ, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các biện pháp cần thiết để ứng phó mưa lũ trên địa bàn.

Bài viết liên quan  Bảng lương công an xã 2025

Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn công trình đê điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nhất là đập thủy điện Bản Vẽ.

Chủ động xây dựng các phương án bảo đảm an toàn dân cư để sẵn sàng triển khai khi xảy ra những tình huống xấu nhất, không để bị động bất ngờ.

Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương tổ chức theo dõi sát diễn biến tình hình mưa lũ, chủ động phối hợp với địa phương chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống lũ, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo Quân khu 4 và các lực lượng đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với địa phương triển khai lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị tại các khu vực trọng điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra sự cố công trình, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt sâu để sẵn sàng hỗ trợ địa phương và nhân dân ứng phó mưa lũ, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát, dự báo tình hình mưa lũ, chủ động phối hợp với các quốc gia, đối tác quốc tế để thu thập bổ sung số liệu, nâng cao hơn nữa chất lượng dự báo mưa, dòng chảy về lưu vực sông Cả phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó mưa lũ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời hỗ trợ địa phương khắc phục sự cố sạt lở trên các tuyến giao thông chính.

Cập nhật thêm về tình hình lũ tại Nghệ An, báo Dân Việt có bài Lũ lớn 5.000 năm mới xảy ra 1 lần, thủy điện Bản Vẽ phải xả lũ ồ ạt, nhiều xã tại Nghệ An ngập sâu trong nước. Nội dung như sau:

Sáng 23/7, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Tạ Hữu Hùng – Giám đốc nhà máy thủy điện Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An) cho biết, lưu lượng nước đổ về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đã giảm một nửa, còn 6.200 m3/s so với tối qua. Hiện thủy điện này đang xả lũ với lưu lượng 4.300 m3/s.

Bài viết liên quan  Chia buồn với bà con Hà Nội

Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ có diện tích mặt nước hơn 5.000ha, với tổng dung tích chứa lên tới 1,83 tỷ m3 nước. Đây là thủy điện lớn nhất khu vực Bắc trung bộ.

Theo ông Hùng, mưa lớn trên diện rộng, nhiều nơi ghi nhận lượng mưa hơn 300mm, kết hợp lũ từ Lào đổ về khiến lũ thượng nguồn sông Cả lên nhanh.

Khoảng 21g tối 22/7, lưu lượng nước đổ về thượng lưu hồ thủy điện Bản Vẽ đạt 9.543 m3/s, gần chạm ngưỡng lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra là 10.500 m3/s (tương đương tần suất lũ 0,02%, tức phải 5.000 năm mới xảy ra một lần). Trước tình hình này, hồ Bản Vẽ đã tiến hành cắt giảm lũ,

Tuy nhiên, do lưu lượng nước lũ đổ về tiếp tục tăng lên trong đêm và đạt 12.800m m3/s, vượt lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra 10.500m3. Nhà máy thủy điện Bản Vẽ phải điều chỉnh lưu lượng xả lũ lên 4.300 m3/s.

“Đây là lưu lượng nước lịch sử. Trận lũ năm 2018 lưu lượng nước đổ về mới chỉ đạt 4.200 m3/s. Hiện mưa đã giảm, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, căn cứ vào lưu lượng nước lũ đổ về hồ để điều chỉnh mức xả” – ông Hùng nói.

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến nhiều xã ở vùng cao Nghệ An bị sạt lở, lũ quét và ngập nặng. Lũ lên quá nhanh khiến nhiều người dân không kịp trở tay. Tối 22/7, nhiều xã phải sơ tán người dân khẩn cấp do nước lũ đổ về nhanh.

Hiện, chính quyền các địa phương vùng hạ du thủy điện Bản Vẽ như xã Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn… khẩn trương hỗ trợ di dời người dân và tài sản. Nhiều khu vực đã ngập sâu trong nước lũ.

Cũng trong sáng nay, ông Lê Hồng Vinh – chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và ông Nguyễn Văn Đệ – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã lên các xã miền tây Nghệ An chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ.