Giá vàng hôm nay (24-7): Tăng phi mã

Giá vàng hôm nay (24-7): Tăng phi mã
Giá vàng hôm nay (24-7): Tăng phi mã

Giá vàng hôm nay, 24-7, bất ngờ lao dốc trong bối cảnh Mỹ và Nhật Bản đạt được thỏa thuận thương mại quan trọng về thuế quan


Ngày 24 tháng 7 năm 2025, báo Người Lao Động đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Giá vàng hôm nay, 24-7: Đột ngột giảm mạnh”. Nội dung như sau:

Giá vàng hôm nay lao xuống dốc

Giá vàng hôm nay của thế giới rơi tự do

Tính đến 6 giờ sáng 24-7, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế giảm xuống còn 3.389 USD/ounce, mất 41 USD so với mức đỉnh 3.430 USD/ounce ghi nhận trong phiên giao dịch đêm qua. 

Tương tự, giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex cũng giảm mạnh 46 USD, chạm mức 3.396 USD/ounce. Đây là mức giảm đáng kể nhất trong vòng vài tuần trở lại đây, đánh dấu sự đảo chiều sau khi giá vàng đạt đỉnh cao nhất trong 5 tuần.

Nguyên nhân chính của đợt giảm giá này là áp lực chốt lời mạnh mẽ từ các nhà đầu tư sau chuỗi tăng giá liên tiếp. Bên cạnh đó, tâm lý ưa rủi ro trên thị trường được cải thiện đáng kể, khiến các tài sản an toàn như vàng chịu áp lực giảm giá.

Thỏa thuận thương mại Mỹ – Nhật bùng nổ thị trường

Sự sụt giảm của giá vàng diễn ra trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin tích cực từ thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản. Hai quốc gia này công bố đã đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, trong đó Mỹ sẽ áp thuế 15% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản, bao gồm ô tô và các sản phẩm công nghiệp khác. Đổi lại, Nhật Bản cam kết thành lập một quỹ đầu tư trị giá 550 tỉ USD vào các dự án tại Mỹ, tập trung vào cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Bài viết liên quan  Thông tin gây bất lợi cho người mua vàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đây là thỏa thuận thương mại lớn nhất từ trước đến nay, và sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho cả hai quốc gia. Thỏa thuận này đã ngay lập tức làm tăng khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư, đẩy mạnh dòng tiền vào cổ phiếu, khiến giá vàng hôm này kém hấp dẫn

Ngoài thỏa thuận thương mại, chỉ số đô la Mỹ (USD Index) tăng nhẹ, tạo thêm áp lực lên giá vàng, vốn được định giá bằng USD. Khi đồng USD mạnh lên, vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư sử dụng các loại tiền tệ khác.

Tại Việt Nam, vào cuối ngày 23-7, giá vàng SJC được bán ra 122,7 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn ở mức 118 triệu đồng/lượng.

Cùng ngày, báo Kinh Tế Đô Thị cũng đăng tải bài viết với tiêu đề “Giá vàng hôm nay 24/7: thế giới lao dốc, SJC và nhẫn tăng mạnh gần 1 triệu đồng”. Nội dung như sau:

Giá vàng thế giới lao dốc

Giá vàng thế giới giao ngay trên thị trường châu Á lúc 5 giờ 40 phút (giờ Hà Nội) giao dịch ở quanh ngưỡng 3.388 USD/ounce, giảm mạnh hơn 41 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Giá vàng thế giới giao ngay chốt phiên tại thị trường Mỹ vào đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội) ở quanh mức 3.389 USD/ounce, giảm mạnh hơn 41 USD/ounce so với chốt phiên trước đó tại thị trường này.

SJC và nhẫn tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng. Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới quay đầu giảm mạnh khi Mỹ công bố áp thuế với mức rất mềm đối với Nhật Bản và Philippines. Cụ thể, ngày 22/7, ông Trump viết trên mạng xã hội cho biết đã đạt được thỏa thuận thương mại với Nhật Bản, mức thuế đối ứng chỉ là 15%, thay vì mức công bố trước đó là 25%.

Ngược lại Nhật Bản cũng sẽ đầu tư 550 tỷ USD vào Mỹ. Dự kiến Mỹ sẽ nhận được khoảng 90% lợi nhuận từ mức đầu tư này. Đồng thời, Nhật Bản cũng sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường xe hơi, xe tải, gạo, hàng nông sản của Mỹ.

Đối với Philippines mức thuế đối ứng Mỹ áp lên hàng hóa của nước này là 19%, thấp hơn mức công bố trước đó là 20%. Để có được mức thuế này, Philippines cũng sẽ mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ với mức thuế nhập khẩu về 0%. Đồng thời 2 bên tăng cường quân sự.

Với những mức thuế kể trên và việc Nhật Bản sẽ đầu tư vào Mỹ, dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tạo được thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Cùng với đó, Mỹ đã công bố đổi mới công nghệ, phát triển A.I, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ. Dự kiến công tác đổi mới công nghệ sẽ được thực hiện từ 6-12 tháng tới.

Nga và Ukraine đã nối lại đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 23/7, phái đoàn Nga đã đáp máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Ukraine cho biết, vòng đàm phán sắp tới sẽ tập trung vào việc trao trả tù binh chiến tranh và trẻ em Ukraine bị Nga giữ, và bàn về một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo 2 Nhà nước.

Chuyên gia nhận định, với mức thuế dần đạt được đối với các đối tác, cho thấy Mỹ đang chắc chắn đạt được mục tiêu về thuế quan, nhằm cân bằng cán cân thương mại và tạo việc làm cho người lao động. Mỹ đẩy mạnh công nghệ A.I sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt hơn.

Cùng với đó, cẳng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine đã có những bước tiến mới. Điều này sẽ khiến rủi ro giảm trên thị trường, do đó vàng giảm đi vai trò trú ẩn dòng tiền. Bởi giới đầu tư bán mạnh tài sản chỉ mang tính bảo toàn vốn chuyển sang các tài sản sinh lời là cổ phiếu và trái phiếu.

Vào đêm qua – rạng sáng nay, thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh phiên thứ 4 liên tiếp sau thông tin thuế đối ứng kể trên. Dòng tiền chuyển mạnh sang cổ phiếu.

Giá vàng SJC và nhẫn tăng mạnh

Thị trường vàng trong nước phiên ngày 23/7, giá vàng miếng SJC và nhẫn được các đơn vị tăng mạnh giá so với phiên trước.

Cụ thể, giá vàng miếng SJC tại Tập đoàn Doji trên thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mua – bán ở quanh mức 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 700.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng tăng lên mức 2 triệu đồng.

Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu đứng tại 120,7 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 700.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng tăng lên mức 2 triệu đồng.

Giá vàng miếng SJC tại Phú Quý đứng quanh mức 120,2 – 122,7 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 700.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên trước đó. Chênh lệch mua – bán mỗi lượng ở mức 2,5 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long tại Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng ở mức 117,2 – 120,2 triệu đồng/lượng (mua – bán), tăng mạnh 900.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch chiều mua – bán ở mức 3 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội đứng ở mức 117 – 119,5 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 500.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 2,5 triệu đồng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn 999,9 tại Công ty Phú Quý đứng quanh mức 116,2 – 119,2 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 500.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 3 triệu đồng mỗi lượng.

Dự báo giá vàng SJC và nhẫn có thể sẽ quay đầu giảm mạnh trong hôm nay, khi thị trường quốc tế giảm mạnh.