Ăn dưa hấu để tủ lạnh, người phụ nữ bị nhiễm trùng não

Ăn dưa hấu để tủ lạnh, người phụ nữ bị nhiễm trùng não
Ăn dưa hấu để tủ lạnh, người phụ nữ bị nhiễm trùng não

Sau khi ăn dưa hấu đông lạnh trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn.

Một phụ nữ 38 tuổi ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), đã được đưa đến bệnh viện để điều trị sau khi ăn phải dưa hấu đông lạnh để qua đêm tại nhà. Bác sĩ điều trị cho biết: “Sau khi ăn dưa hấu đông lạnh trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn. Tất cả là do vi khuẩn Listeria gây nhiễm trùng nội sọ”.

Theo tờ Xiaoxiang Morning News, bác sĩ cho biết rất may người phụ nữ đã được chuyển đến khoa đa khoa sau khi được điều trị. Bác sĩ cũng cho biết, mùa hè rất dễ tiếp nhận bệnh nhân nhiễm khuẩn Listeria, tất cả là do ăn thực phẩm đã mở, trái cây, sữa… trong tủ lạnh.

Bác sĩ cho biết nhiệt độ thấp của tủ lạnh có thể khiến một số vi khuẩn trong thực phẩm không hoạt động, nhưng cũng có một số vi khuẩn thích sống sót trong môi trường nhiệt độ thấp này. Bốn loại vi khuẩn phổ biến nhất trong tủ lạnh là Salmonella, Yersinia, Shigella và Listeria.

Listeria là một loại vi khuẩn kháng lạnh. Tủ lạnh không phải là nơi an toàn. Nó có thể phát triển và sinh sản ngay cả trong môi trường lạnh từ 0 đến 4 độ C. Thịt, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau củ tươi và các loại thực phẩm khác có thể trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách.

Bác sĩ cũng cho biết: “Chúng tôi cũng nhắc nhở mọi người rằng nếu không ăn hết thức ăn, hãy hâm nóng lại trước khi ăn. Đừng nghĩ rằng vì mùa hè nóng nực nên cứ hâm nóng lại là ăn được. Điều này sẽ bỏ qua nguy cơ nhiễm khuẩn. Đối với các loại trái cây như dưa hấu, tốt nhất nên cắt ra và ăn ngay. Nếu không ăn hết dưa hấu đã cắt một lần, bạn nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh, nhưng nhớ chú ý đến thời gian bảo quản”.

Bài viết liên quan  Năm 2025 nhuận hai tháng 6, chớ động vào 4 cấm kỵ, là những gì?

Nguồn và ảnh: ETToday

3 sai lầm khi bảo quản dưa hấu mùa hè tưởng vừa mát vừa tiện nhưng “làm mồi” cho vi khuẩn, thậm chí gây tử vong

Rất nhiều người, nhiều gia đình đang biến dưa hấu từ món ăn ngon, mát ngọt mùa hè thành “ổ nuôi vi khuẩn” mà không hề hay biết.

Vào mùa hè, dưa hấu trở thành món tráng miệng giải nhiệt quen thuộc. Tuy nhiên, y tá Tan Dunci thuộc Khoa Độc chất lâm sàng (Đài Loan, Trung Quốc) cảnh báo: nếu bảo quản sai cách, loại trái cây này có thể trở thành ổ vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm tính mạng.

Gần đây, một phụ nữ ở Chiết Giang (Trung Quốc) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch sau khi ăn dưa hấu trong tủ lạnh. Mặc dù người nhà quả quyết nguồn dưa hấu tươi ngon, đảm bảo vệ sinh khi cắt gọt, tất cả các thành viên khác ăn vào đều không sao. Tìm hiểu sâu mới biết tai họa đến từ quá trình bảo quản dưa hấu do ăn không hết.

Theo Tan Dunci, những trường hợp tương tự không phải hiếm nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn. Bà cũng đưa ra 3 sai lầm khi bảo quản dưa hấu mùa hè tưởng vừa tiện vừa mát nhưng dễ “làm mồi” cho vi khuẩn mà chúng ta cần tránh:

1. Dùng thìa ăn dưa hấu sau đó còn thừa cất vào tủ lạnh

Bài viết liên quan  Mẹ trẻ vội đi vệ sinh, để con gái 5 tuổi trông cặp sinh đôi mới đầy tháng và bi kịch đã xảy ra ngay sau đó

Ảnh minh họa

Thói quen dùng thìa múc dưa hấu ăn trực tiếp này rất tiện lợi, được nhiều người yêu thích. Thế nhưng nếu ăn không hết, dù bạn cất ngay vào tủ lạnh hay cẩn thận bọc lại bằng màng thực phẩm và cất vào tủ lạnh vẫn là sai lầm nghiêm trọng.

Việc này vô tình đưa nước bọt và vi khuẩn từ miệng vào phần dưa hấu còn lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là loại vi khuẩn có khả năng sống tốt trong môi trường nhiệt độ thấp. Khi xâm nhập cơ thể, Listeria có thể gây sốt, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não, đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi, phụ nữ mang thai và người có miễn dịch yếu.

Giải pháp an toàn là nên cắt đủ phần ăn nếu dùng thìa. Khi không ăn hết, hãy dùng dao sạch cắt bỏ lớp dưa đã tiếp xúc không khí và thìa, sau đó chia nhỏ phần còn lại vào hộp sạch có nắp đậy kín. Tránh dùng lại dụng cụ ăn trực tiếp vào phần dưa chưa dùng.

2. Để nguyên màng bọc thực phẩm khi mua dưa hấu và cất vào tủ lạnh

Một sai lầm phổ biến khác là sau khi mua dưa hấu, nhất là loại cắt sẵn hoặc bán thành nhiều phần, nhiều người giữ nguyên lớp màng bọc thực phẩm ban đầu rồi cho vào tủ lạnh. Thực tế, màng bọc cũ có thể đã dính vi khuẩn từ tay, dụng cụ hoặc không khí, tạo thành màng ẩm ấm khiến vi sinh vật phát triển nhanh hơn.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, việc bọc sát màng lên phần thịt dưa hấu dễ khiến bề mặt bị “nghẹt thở”, dẫn đến mùi vị biến đổi, dưa dễ bị nhớt, chua nhẹ và mất độ giòn ngọt ban đầu. Đó là dấu hiệu cho thấy vi khuẩn đã xâm nhập và sản sinh độc tố.

Bài viết liên quan  5 thiết bị trong nhà đang “nuốt” điện ngầm: Rút phích cắm ngay kẻo “mỏng ví”!

Tan Dunci khuyến nghị, khi bảo quản nên gỡ bỏ lớp màng bọc sẵn có, cắt bỏ lớp ngoài cùng của miếng dưa rồi cất vào hộp kín sạch. Dưa hấu đã cắt chỉ nên để tủ lạnh tối đa 2 ngày, và cần được đậy kín để tránh nhiễm mùi hoặc lây chéo vi khuẩn từ các thực phẩm khác.

3. Để cả quả dưa hấu nguyên vỏ quá lâu hoặc chưa rửa vào tủ lạnh

Nhiều người mua nguyên quả dưa hấu về và cho ngay vào tủ lạnh, nghĩ rằng “chưa bổ thì không sao”, lại tin tủ lạnh có thể ức chế vi khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), vỏ dưa hấu có thể mang theo vi khuẩn, nấm mốc. Khi không được rửa sạch, vi khuẩn có thể lan sang các thực phẩm khác hoặc thâm nhập vào ruột dưa trong quá trình cắt.

Ảnh minh họa

Khi dao cắt xuyên qua lớp vỏ bẩn, vi khuẩn có thể bị kéo vào phần thịt dưa – nơi giàu nước và đường, rất dễ bị hỏng hoặc nhiễm khuẩn. Chưa kể, nếu bảo quản quả dưa quá 7 ngày trong tủ lạnh, các hợp chất chống oxy hóa như lycopene, vitamin C cũng sẽ suy giảm, làm mất giá trị dinh dưỡng.

Vì vậy, trước khi cho nguyên quả vào tủ lạnh, cần rửa sạch vỏ, lau khô rồi bọc kín. Không nên trữ lạnh nguyên quả quá 5-7 ngày. Khi cắt, nên bỏ lớp đầu tiên sát vỏ để tránh nhiễm khuẩn từ ngoài vào trong.

Nguồn và ảnh: Healthy D, Family Doctor

https://cafebiz.vn/3-sai-lam-khi-bao-quan-dua-hau-mua-he-tuong-vua-mat-vua-tien-nhung-lam-moi-cho-vi-khuan-tham-chi-gay-tu-vong-176250629084117763.chn