Choáng với độ giàu có của trụ trì Thiếu Lâm Tự: Cà sa dát vàng, 15 siêu xe

Choáng với độ giàu có của trụ trì Thiếu Lâm Tự: Cà sa dát vàng, 15 siêu xe
Choáng với độ giàu có của trụ trì Thiếu Lâm Tự: Cà sa dát vàng, 15 siêu xe

Dưới lớp áo cà sa của Thích Vĩnh Tín, phương trượng Thiếu Lâm Tự, là một đế chế kinh doanh khiến nhiều người bất ngờ.

Ngày 27/7, một thông tin gây chấn động giới tôn giáo Trung Quốc được công bố đồng thời trên trang web chính thức và tài khoản Weibo của Ban Quản lý Thiếu Lâm Tự, lập tức tạo nên cơn sóng lớn trên mạng xã hội. Thông báo này sử dụng ngôn từ nghiêm khắc, nêu rõ phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín đang bị điều tra vì nghi ngờ phạm tội hình sự. Hai tội danh khiến công chúng sững sờ: không chỉ biển thủ và chiếm đoạt tài sản của chùa, mà còn duy trì quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ và có con ngoài giá thú.

Khi Thiếu Lâm Tự bị thương mại hóa

Nhìn lại 36 năm Thích Vĩnh Tín nắm quyền tại Thiếu Lâm Tự, đây không chỉ là quá trình củng cố quyền lực cá nhân mà còn là một điển hình của quá trình thương mại hóa ngôi chùa nổi tiếng này. Dưới sự dẫn dắt của Thích Vĩnh Tín, Thiếu Lâm Tự từ một thiền tông tổ đình tập trung vào hoạt động tôn giáo đã biến thành một đế chế thương mại khổng lồ.

Thích Vĩnh Tín đang bị điều tra

Để xây dựng đế chế này, Thiếu Lâm Tự đã đăng ký hơn 700 nhãn hiệu, bao gồm từ đào tạo võ thuật, truyền bá văn hóa đến thực phẩm, quần áo, thậm chí cả từ “SHAOLIN” (Thiếu Lâm) cũng được bảo hộ chặt chẽ, tạo nền tảng cho việc mở rộng kinh doanh. Chùa và các bên liên quan đã thành lập 18 công ty, hoạt động trong các lĩnh vực như biểu diễn văn hóa, phát triển du lịch, sản xuất phim ảnh. Theo ước tính, doanh thu hàng năm của chùa đã vượt qua con số hàng tỷ nhân dân tệ, một quy mô đáng kinh ngạc cho một đế chế khởi nguồn từ tiếng tụng kinh.

Bài viết liên quan  Mướp rất bổ, ví như “nhân sâm người nghèo” nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung

Tham vọng của Thích Vĩnh Tín còn thể hiện qua việc mở rộng thương mại. Tờ HK01 cho biết: “Tháng 4/2022, một lô đất thương mại 38.200 m² tại Trịnh Châu được bán với giá 452 triệu nhân dân tệ. Khi người ta phát hiện công ty trúng thầu, Công nghệ Thiết Tung Hà Nam, mới thành lập 2 tuần và đứng sau là Thích Vĩnh Tín, dư luận dậy sóng. Điều này làm bùng nổ tranh cãi về thương mại hóa Thiếu Lâm Tự. Công chúng nhận ra dưới lớp cà sa của Thích Vĩnh Tín là một đế chế với 18 công ty”.

Theo HK01, Thiếu Lâm Tự đã từ một ngôi chùa thuần túy trở thành đế quốc thương mại với “72 tuyệt kỹ” như chiếm lĩnh thương hiệu, đa dạng hóa đầu tư, đổi mới kinh doanh và kinh tế hương khói.

Thích Vĩnh Tín được mệnh danh là “CEO của Thiếu Lâm Tự”

Nội bộ Thiếu Lâm Tự hoạt động như một tập đoàn với các phòng ban như Ban Đối ngoại, Ban Sự vụ, website chùa và loạt công ty thương mại. Công ty Vô Hình Thiếu Lâm, tiền thân là Thiếu Lâm Thực Nghiệp, do Thích Vĩnh Tín, Thích Vĩnh Càn và Thiếu Lâm Tự đồng sở hữu, với Thích Vĩnh Tín nắm 80% cổ phần, kiểm soát các ngành kinh doanh.

Cuộc sống xa hoa của Thích Vĩnh Tín

Điều đáng nói là vị trụ trì tự nhận lương tháng chỉ 700 nhân dân tệ (2,5 triệu đồng) lại có lối sống xa hoa. Theo Sina, Thích Vĩnh Tín từng xuất hiện trong bộ cà sa dát vàng trị giá 160.000 nhân dân tệ (gần 600 triệu đồng), đeo chuỗi tràng hạt trị giá hàng chục triệu được làm từ vật liệu quý hiếm, và di chuyển bằng xe Audi Q7 trị giá hàng triệu nhân dân tệ.

Bài viết liên quan  Giá vàng nhẫn bật tăng mạnh

Thích Vĩnh Tín được cho là có xe ô tô riêng

Vấn đề tài chính của Thiếu Lâm Tự và Thích Vĩnh Tín luôn là tâm điểm nghi vấn. Nhiều năm trước, truyền thông Trung Quốc từng phanh phui Thiếu Lâm Tự sở hữu 15 xe sang, bao gồm Mercedes, BMW, Land Rover. Khi bị chất vấn, Thích Vĩnh Tín giải thích rằng đây là quà tặng để ghi nhận đóng góp của chùa trong truyền bá văn hóa, và các xe chỉ dùng cho hoạt động giao lưu.

Thích Vĩnh Tín gây nhiều tranh cãi khi đẩy mạnh kinh doanh

Dưới thời Thích Vĩnh Tín, Thiếu Lâm Tự ngày càng mang nặng hơi thở thương mại. Giá vé vào Thiếu Lâm Tự tăng từ vài nhân dân tệ lên hơn 100 nhân dân tệ, trở thành nguồn thu lớn. Tiền hương khói của tín đồ được xử lý qua máy POS, biến thành giao dịch số. Các nghi thức “khai quang” được định giá theo vật phẩm và “quy cách”, trở thành dịch vụ giá trị gia tăng.

Theo Sina , tiền hương khói của tín đồ là một bí ẩn lớn. Một tình nguyện viên từng làm việc tại chùa tiết lộ rằng các hòm công đức có mặt khắp các điện thờ, thu về số tiền lớn mỗi ngày, nhưng không ai biết chúng được dùng vào việc gì. Các công ty văn hóa của chùa có doanh thu lớn từ sản phẩm văn hóa, nhưng không có báo cáo kiểm toán công khai, làm dấy lên nghi ngờ về chuyển giao lợi ích.

Bài viết liên quan  Hồ Quang Hiếu lên tiếng tin bị b:ắt trong 'tiệc mai thúy'

Khi được hỏi về tranh cãi, Thích Vĩnh Tín chỉ nói: “Giáo lý Phật dạy rằng, đúng sai thì không biện luận mới là giải thoát. Chúng ta chỉ nhìn về phía trước, có những việc phải nhờ thời gian và không gian để giải quyết”.

“Tất cả lợi nhuận thương mại đều phục vụ việc hoằng pháp. Phật giáo không lánh đời, nếu lánh đời thì sớm tự diệt vong”, Thích Vĩnh Tín cho biết.

Nguồn: https://vtcnews.vn/choang-voi-do-giau-co-cua-tru-tri-thieu-lam-tu-ca-sa-dat-vang-15-sieu-xe-ar956658.html