Thái Lan tái khẳng định cách tiếp cận hòa bình trong giải quyết tranh chấp

Thái Lan tái khẳng định cách tiếp cận hòa bình trong giải quyết tranh chấp
Thái Lan tái khẳng định cách tiếp cận hòa bình trong giải quyết tranh chấp

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Ngoại trưởng Thái Lan Maris Sangiampongsa đã tái khẳng định cam kết kiên định của nước này trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp khi phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).

Ngoại trưởng Thái Lan Maris Sangiampongsa. Ảnh tư liệu: Nguyễn Tuyến/TTXVN

Buổi thảo luận được tổ chức ngày 22/7 với chủ đề “Thúc đẩy Hòa bình và An ninh Quốc tế thông qua Chủ nghĩa Đa phương và Giải quyết Tranh chấp Hòa bình” do Pakistan triệu tập với tư cách là Chủ tịch HĐBA tháng 7.

Phát biểu tại sự kiện, Ngoại trưởng Maris khẳng định giải quyết tranh chấp một cách hòa bình vẫn là nền tảng của hòa bình và an ninh quốc tế. Các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến chương LHQ luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các biện pháp hòa bình cho giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, sẽ không có cách tiếp cận duy nhất nào có thể được áp dụng phổ biến cho mọi tranh chấp.

Cũng theo ông Maris, Thái Lan ủng hộ việc tăng cường năng lực phòng ngừa xung đột của LHQ cũng như những nỗ lực của tổ chức này trong việc thúc đẩy hòa bình và phi bạo lực trên toàn cầu. Bên cạnh đó, ông cũng đề cao vai trò của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, nhấn mạnh cách tiếp cận xây dựng đồng thuận, các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa là những công cụ hiệu quả trong việc gìn giữ hòa bình khu vực.

Bài viết liên quan  Tin mới nhất về bão số 4 Cỏ May: Khả năng đạt cấp bão mạnh, liên tục đổi hướng

Thái Lan ủng hộ các cuộc đàm phán song phương với Campuchia

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã kêu gọi các cơ quan an ninh phối hợp giờ hoạt động tại các trạm kiểm soát biên giới Thái Lan – Campuchia để tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và di chuyển qua biên giới của người dân.

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra phát biểu tại Bangkok. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Lời kêu gọi này được Thủ tướng Paetongtarn đưa ra ngày 11/6 trong chuyến thăm tỉnh biên giới Surin, địa phương có chung 125 km đường biên giới với Campuchia. Tại đây, bà Paetongtarn đã biểu dương lực lượng quân đội vì nỗ lực xử lý khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các cơ quan chính quyền địa phương báo cáo trực tiếp với 2 Phó Thủ tướng tháp tùng trong chuyến thăm này là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phumtham Wechayachai và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Anutin Charnvirakul cũng như kêu gọi sửa chữa mọi thông tin sai lệch, giả mạo có thể đã được cố ý phát tán trong vụ tranh chấp biên giới mới đây giữa Thái Lan và Campuchia.

Theo Trung tướng Boonsin Padklang, Tư lệnh Quân khu 2, tình hình ở khu vực Chong Bok, tỉnh Ubon Ratchathani – địa điểm xảy ra tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, đã được cải thiện. Tuy nhiên, các biện pháp an ninh vẫn sẽ được thắt chặt trước cuộc họp của Ủy ban chung về phân định ranh giới đất liền Thái Lan – Campuchia (JBC) vào ngày 14/6 tới. Trung tướng Boonsin cho biết đã đạt được thỏa thuận với Campuchia về việc tiến hành tuần tra không vũ trang và họp 3 lần một tuần trong khu vực để giảm căng thẳng.

Bài viết liên quan  Bác sĩ Nguyễn Kim Thu, phu nhân nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, từ trần

Trong một diễn biến khác liên quan, Ngoại trưởng Thái Lan Maris Sangiampongsa cùng ngày đã nêu bật tầm quan trọng của các cơ chế song phương trong việc giải quyết các vấn đề biên giới với Campuchia, sau cuộc họp thứ hai của phía Thái Lan trong JBC.

Phát biểu họp báo sau cuộc họp của các thành viên Thái Lan trong JBC, ông Maris khẳng định các cuộc thảo luận trực tiếp giữa các quốc gia là cách tiếp cận hiệu quả nhất. Ông Maris nhấn mạnh Thủ tướng Paetongtarn và Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã liên tục thảo luận về những vấn đề này, củng cố cam kết cấp cao về các cuộc đàm phán trực tiếp.

Ngoại trưởng Thái Lan đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của 3 cơ chế song phương đã được thiết lập giữa 2 bên là JBC, Ủy ban biên giới chung (GBC) và Ủy ban biên giới khu vực (RBC). Ông bày tỏ mong muốn các cơ chế này được xây dựng và mở rộng, đặc biệt là sau thành công trong các nỗ lực nhằm giảm leo thang căng thẳng.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/thai-lan-tai-khang-dinh-cach-tiep-can-hoa-binh-trong-giai-quyet-tranh-chap-20250723i7493798/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzIzfDIxOjE0OjI4