Bão Wipha ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người ở Philippines

Bão Wipha ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người ở Philippines
Bão Wipha ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người ở Philippines

Ngày 20/7, giới chức Philippines cho biết bão Wipha đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 3 người, ảnh hưởng đến hơn 300.000 người nước này trong những ngày qua.

Cảnh tàn phá sau trận lở đất do bão tại tỉnh Batangas , Philippines, ngày 25/10/2024. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong báo cáo về tình hình thiệt hại do bão Wipha gây ra, Hội đồng Quản lý và Giảm nhẹ rủi ro thiên tai quốc gia (NDRRMC) cho biết tính đến sáng 20/7, Philippines đã ghi nhận 3 người thiệt mạng, 3 người bị thương và 3 người mất tích do ảnh hưởng của bão Wipha. Bão cũng ảnh hưởng đến 120.008 hộ gia đình, tương đương 370.289 người, trên khắp quốc gia Đông Nam Á.

Bão Wipha đã ra khỏi khu vực Philippines vào ngày 19/7 và đổ bộ vào miền Nam Trung Quốc sau khi mạnh lên thành bão lớn trong ngày 20/7. Cơ quan khí tượng thủy văn Macau (Trung Quốc) ngày 20/7 đã nâng cảnh báo bão Wipha lên cấp 10 – mức cao nhất. Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận gần 30 trường hợp bị thương.

Trong thông báo ngày 20/7, Cơ quan quản lý thiên văn, địa vật lý và khí quyển Philippines (PAGASA) cảnh báo gió mùa Tây Nam vẫn tiếp tục gây mưa tại nhiều khu vực trên cả nước.

Châu Á ‘hứng bão’ thuế quan, riêng quốc gia này âm thầm đón cơ hội

Các nền kinh tế dựa vào sản xuất đang bất an vì loạt thuế quan mới tăng vọt. Nhưng riêng quốc gia này thì không, họ tin rằng vai trò của mình như một lựa chọn thay thế Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất có thể sẽ tiếp tục mở rộng.

Video đang HOT

Công nhân tại nhà máy HYS ở tỉnh Batangas, Philippines, đang vận hành máy sản xuất các bộ phận nhôm cho các công ty Nhật Bản và Mỹ. Ảnh: New York Times

Theo tờ New York Times, đối với hầu hết mọi người ở châu Á, đợt áp thuế quan nặng mới nhất của Tổng thống Trump là một thảm họa. Tất cả mọi người trừ Liu Gang, người coi thời điểm này là cơ hội để tăng gấp đôi quy mô nhà máy điện tử của mình ở Philippines.

Bài viết liên quan  NҺà ƌất rộпg Һaү cҺật Һẹp Ьạп cũпg pҺảι trồпg cȃү пàყ пgaү Һȏm пaү

“Tôi nói với các công ty: ‘Hãy đến Philippines'”, ông Liu cố nói to giữa tiếng ồn ào của máy móc, mỗi chiếc nặng 400 tấn, đang dập các bộ phận kim loại cho máy ATM Fujitsu ở tầng dưới.

Các mức thuế mạnh tay nhất của ông Trump đã chính thức có hiệu lực vào ngày 9/4, nhắm trực tiếp vào các sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc và một số đối thủ sản xuất mới nổi ở Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonesia… Những đòn thuế này sẽ làm thay đổi cục diện của các nền kinh tế dựa vào sản xuất – vốn từng là những điểm đến hấp dẫn bậc nhất thế giới để sản xuất ô tô, túi xách, giày dép và thiết bị điện tử phục vụ thị trường tiêu dùng Mỹ – trở thành những nơi mà các công ty không còn muốn đặt chân đến.

Sau đó mới là Philippines. Quốc gia Đông Nam Á này cũng bị đánh thuế, nhưng sự phụ thuộc kinh tế vào dịch vụ và nông nghiệp khiến Philippines ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan đối ứng của chính quyền Mỹ, vốn nhằm trừng phạt các nền kinh tế sản xuất và đưa việc làm trong nhà máy trở lại Mỹ. Hàng hóa từ Philippines vào Mỹ sẽ bị đánh thuế 17%, vẫn cao, nhưng ít hơn một nửa so với hàng hóa từ Thái Lan sẽ bị đánh thuế và ít hơn gần 1/3 so với mức thuế áp với Việt Nam.

Một công nhân tại nhà máy HYS Metal Plastic and Electronics ở tỉnh Batangas, Philippines, vào thứ Ba. Hàng chục máy móc hạng nặng trong nhà máy đang sản xuất các bộ phận bằng nhựa và kim loại cho máy in, máy chiếu, ô tô và đồ điện tử.

Philippines có thể là quốc gia duy nhất trên thế giới gọi mức thuế của ông Trump là “tin tốt”. Phát biểu vài giờ sau khi ông Trump công bố áp thuế đối ứng vào tuần trước, một viên chức báo chí của chính phủ Philippines cho biết tác động của thuế quan mới sẽ “rất nhỏ”, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi cũng có thể thu hút các nhà đầu tư từ các quốc gia có mức thuế cao hơn”.

Bài viết liên quan  Cập nhật vụ đắm tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long chở 53 người: Vớt được thêm 2 thi thể, còn 36 người mất tích

Giờ đây, Philippines bắt đầu xuất hiện trên “radar” của các công ty khi họ gấp rút tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho nhà máy tại các quốc gia Đông Nam Á khác.

Ít nhất 6 công ty có khách hàng tại Mỹ đã liên hệ trong vài tuần gần đây với nhà máy của ông Liu và các xưởng lân cận trong một khu vực thuộc tỉnh Batangas – cách thủ đô Manila khoảng 90 phút lái xe. Một số công ty đã cam kết chuyển hoạt động sản xuất. Đây là một bước ngoặt bất ngờ đối với một quốc gia từ lâu vốn thiếu sức mạnh sản xuất.

Tuy nhiên, sự dịch chuyển này có thể chỉ là tạm thời. Các quốc gia như Việt Nam đang chạy đua để đạt được các thỏa thuận với Washington nhằm đảo ngược các mức thuế vốn sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của họ. Và Philippines vẫn đối mặt với hàng loạt thách thức khiến nơi đây trở thành một địa điểm khó triển khai nhà máy một cách nhanh chóng. Nguyên vật liệu như cao su và thép rất khó kiếm và đắt đỏ hơn nhiều so với ở Trung Quốc. Thời gian xây dựng cũng lâu hơn. Tuy vậy, Philippines có một lực lượng lao động lớn, trẻ và có chi phí thấp hơn.

Ông Liu bắt đầu chuyển phần lớn hoạt động sản xuất của nhà máy từ Đông Quản, miền nam Trung Quốc, sang Batangas vào năm 2018 khi Tổng thống Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc trong nhiệm kỳ đầu tiên.

Các công ty Mỹ và Nhật mà ông cung cấp linh kiện – như Epson, công ty điện tử của Nhật, và Emerson, nhà sản xuất thiết bị công nghiệp có trụ sở tại St. Louis (Mỹ) – đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy ở Trung Quốc và rút đi. Lúc đầu, mọi thứ rất khó khăn. Không có nhiều lựa chọn về lao động. Nguyên liệu như nhôm thì đắt gấp ba lần so với ở Trung Quốc. Công nhân được thuê không có năng suất cao như ở Trung Quốc.

Bài viết liên quan  Uống nước lá tía tô nấu với gừng tốt hơn vạn thuốc bổ, cơ thể nhận được lợi ích tuyệt vời này

Tuy nhiên, mọi người vẫn lạc quan.

“Philippines giống như Trung Quốc cách đây 15 năm”, Kevin Lee – giám đốc kinh doanh tại HYS Enterprise, đơn vị sở hữu nhà máy tại Batangas – cho biết. Lợi thế lớn là lao động rẻ. Chi phí để thuê một công nhân tại Trung Quốc hiện vào khoảng 820 USD mỗi tháng; ở Philippines, con số đó chỉ là 274 USD, ông Lee cho biết.

Lao động ở Philippines rẻ hơn. Ở Trung Quốc, công nhân nhà máy có thể được trả khoảng 820 USD/tháng. Những công nhân đó chỉ được trả 274 USD/thấng ở Philippines. Ảnh: NYT

HYS bắt đầu vận chuyển hai container nguyên liệu từ Trung Quốc mỗi tuần, chất đầy các hạt nhựa, cuộn nhôm, bu lông và đinh ốc. Ông Liu đưa các kỹ sư Trung Quốc sang làm việc với nhân viên địa phương và bắt đầu tự động hóa một số quy trình sản xuất. Doanh số bắt đầu tăng, và bốn năm sau – năm 2022 – họ mua thêm 20.000 m2 đất để xây dựng nhà máy thứ ba, nơi sẽ tiến hành đúc khuôn và sơn phủ cho các sản phẩm như tấm cửa xe hơi Toyota.

Quyết định chuyển sản xuất sang Philippines từ Trung Quốc đã được đền đáp trong tuần này khi chính quyền Trump nâng mức thuế với hàng hóa Trung Quốc lên hơn 100%.

Giờ đây, ông Liu đang quảng bá nhà máy của mình như “trạm dừng một điểm” thay thế cho các nhà máy ở những nước láng giềng.

“Bạn không thể để tất cả trứng vào một giỏ”, ông nói với một khách hàng tiềm năng trong lần đến thăm nhà máy gần đây, khi các kỹ sư đứng gần đó, đang thiết kế các dụng cụ cho máy dập kim loại và máy cắt dây.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/bao-wipha-anh-huong-den-hang-tram-nghin-nguoi-o-philippines-20250721i7491701/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwNzIxfDA4OjE0OjI2